Keep rolling on

Drifterus

  • Meta

  • Archives

  • RSS Tuổi Trẻ – Văn hóa Văn nghệ

    • An error has occurred; the feed is probably down. Try again later.
  • RSS Quản trị mạng

    • An error has occurred; the feed is probably down. Try again later.
  • RSS Quản trị mạng – Thủ thuật

    • An error has occurred; the feed is probably down. Try again later.

Nhiều người Việt ở Nhật bị kỳ thị vì ăn cắp vặt?

Posted by drifterus on June 10, 2013

Một tấm biển cảnh cáo cấm ăn cắp vặt viết bằng tiếng Việt xuất hiện tại thành phố Saitama (Nhật Bản) đang khiến cư dân mạng xôn xao.

Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.

người Việt, tật xấu, xuất khẩu lao động
Tấm biển cảnh cáo đang gây xôn xao.

Bức ảnh chụp tấm biển được đăng trên một fanpage Facebook của hội những người Việt Nam ở Nhật hôm 8/6 vừa qua. Căn cứ vào một vài chi tiết trong bức ảnh, nhiều cư dân mạng đã đưa ra kết luận tấm biển được chụp ở Saitama, một trong những thành phố đông dân nhất của Nhật Bản.

Bức ảnh đã làm rộ lên tin đồn về nạn ăn cắp vặt của người Việt ở bên Nhật. Nhiều người cho rằng, người Việt đã để lại ấn tượng xấu xí trong mắt người Nhật bản khi xuất ngoại sang đất nước của họ.

Cư dân mạng có nickname Duc Dollar bày tỏ: “Đọc giọng văn là hiểu nó nhắc nhở người Việt Nam chớ có ăn cắp, cảnh báo bọn tội phạm Việt chứ không phải là viết cho dễ hiểu gì cả”.

Còn theo nickname Minh Thái: “Bạn nào đã từng làm việc ở Nhật hoặc có người thân, bạn bè làm bên đó sẽ biết được người Việt Nam mình qua đó “đá đồ” nhiều như thế nào, cho nên người ta ghi cái bảng này có lý do hết đó”.

Nickname Huỳnh Khánh Ngọc cũng quả quyết: “Cái vụ này đang nổi tiếng ở Nhật, cái biển này cũng là có thật, chẳng ai rảnh hơi mà bôi nhọ người Việt Nam. Toàn người Việt tự bôi tro vào người mình thôi”.

Khi cộng đồng mạng đang xôn xao về bức ảnh, doanh nhân Ngô Hùng Lâm, là chủ hai siêu thị chuyên về hoa và cây cảnh, gốm sứ và đồ làm vườn, mỗi siêu thị rộng trên 5.000m2 bên Nhật, là doanh nhân người Việt đầu tiên và là số ít trong những người nước ngoài thành công ở đất Nhật, cũng đưa ra lời cảnh báo trên facebook cá nhân.

người Việt, tật xấu, xuất khẩu lao động
Doanh nhân Ngô Hùng Lâm đưa ra lời cảnh báo trên facebook cá nhân.

Ông chia sẻ: “Hiện nay tình hình bên Nhật đang trong tình cảnh người Việt Nam không được tốt mấy dưới mắt người Nhật, gần đây phần đông các em Du học sinh sang không có việc làm, cho nên không có tiền trả tiền học và tiền nhà thậm chí tiền ăn cũng không có, vì vậy làm những việc như Đá tàu điện (đi tàu không trả tiền tàu, chạy trốn) ăn cắp, làm xấu xa dưới mắt người Nhật, gây mất niềm tin từ người Nhật, ảnh hưởng cho cộng đồng người Việt Nam và sự quan hệ của hai đất nước”.

người Việt, tật xấu, xuất khẩu lao động
Thông báo của của hàng buffet ở Thái Lan cũng chỉ viết bằng tiếng Việt.

Trước đó, tháng 9/2012, một bức ảnh được cho là chụp tại một nhà hàng buffet ở Thái Lan đã khiến cộng đồng mạng nổi sóng và đặt ra những suy nghĩ về văn hóa ứng xử của một số du khách Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài. Tấm biển cảnh báo của nhà hàng này ghi dòng chữ Việt: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 baht đến 500 baht. Xin cảm ơn!”.

(nguồn http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/124686/nhieu-nguoi-viet-o-nhat-bi-ky-thi-vi-an-cap-vat.html)

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

“Tôi bị kết tội giết người”

Posted by drifterus on June 2, 2013

TT – Người kể chuyện kỳ này là anh Hồ Hữu Hiếu, bị cáo buộc là thủ phạm trong vụ án giết người cướp của dã man ở Kiên Giang và bị giam oan 2 tháng. Anh được thả ra, nhưng lại bị cơ quan điều tra chuyển sang khởi tố tội đánh bạc.

Anh Hồ Hữu Hiếu – Ảnh: TR.C.

3 người “đánh bạc” đều phủ nhận

Ông Trần Văn Miên, tổ 1, xã Gành Dầu, nói: “Từ khi xảy ra vụ án, công an tỉnh triệu tập tôi làm việc sáu lần. Ba lần đầu hỏi về việc Hiếu giết người, ba lần sau hỏi về việc Hiếu đá gà, cờ bạc. Tôi không tin Hiếu giết người và muốn giúp Hiếu không bị mang tiếng oan giết người nên lần làm việc thứ năm với công an, tôi khai có đá gà 500.000 đồng với Hiếu để Hiếu sớm được thả, mặc dù tôi và Hiếu không hề đá gà”.

Ông Huỳnh Văn Lài, tổ 5, xã Gành Dầu, cho biết: “Khoảng tháng 11-2012, công an tỉnh mời tôi lên làm việc ở Công an xã Gành Dầu, nói Hiếu khai có đá gà với tôi. Tôi không có đá gà nên không nhận. Công an nói nếu tôi không nhận sẽ triệu tập về tỉnh. Sau đó tôi nhận giấy triệu tập của công an tỉnh vào TP Rạch Giá nhưng tôi làm đơn xin không đi vì không có tiền. Từ đó đến nay không thấy công an tỉnh gọi nữa”.

Ông Huỳnh Văn Dìn, tổ 1, xã Gành Dầu: “Công an mời tôi lên làm việc nói Hiếu khai tôi có góp 500.000 đồng đá gà với Hiếu. Thực tế tôi không có góp tiền nhưng tôi nhận đại để giúp Hiếu được thả”.

Từ một người đang chí thú làm ăn, bỗng dưng oan trái đổ ập xuống gia đình tôi khi tôi bị Công an tỉnh Kiên Giang bắt giam về tội giết người.

Chắc nhiều người còn nhớ bản tin chấn động cuối tháng 9-2012 trên nhiều tờ báo về vụ chém giết ba mẹ con để cướp 4 lượng vàng tại huyện Phú Quốc. Dẫn nguồn từ Công an tỉnh Kiên Giang, báo chí miêu tả Lê Thành Nam (49 tuổi) rủ tôi (Hồ Hữu Hiếu, 33 tuổi) đột nhập nhà chị Nguyễn Thị Phi, đâm, đánh chị đến bất tỉnh, lấy toàn bộ nữ trang tổng cộng hơn 4 lượng vàng. Hai con 9 tuổi và 6 tuổi của chị Phi thức giấc kêu cứu thì bị hung thủ đánh tới tấp vào đầu. Chị Phi và đứa con nhỏ thoát chết, nhưng cháu C. 9 tuổi đã tử vong. Vụ án đã gây sự phẫn nộ cho nhiều người.

Đầu tháng 10, khi tôi đang ở gần nhà thì nhận điện thoại của một anh công an huyện rủ uống cà phê. Khi tôi tới quán mới nói được mấy câu thì mấy người công an xuất hiện còng tay tôi kêu về xã nói chuyện. Tôi ngỡ ngàng không biết vì sao bị bắt. Khi về xã, tôi bị khám xét người và hỏi giấu vàng ở đâu.

Tôi một mực nói không biết gì. Sau đó tôi được chuyển về trại tạm giam công an tỉnh. Tháng đầu tiên, điều tra viên liên tục hỏi tôi về vụ giết người, cướp tài sản. Khi đó tôi mới biết Nam khai tôi là đồng phạm. 25 ngày sau, tôi không bị hỏi gì nữa. Tiếp đó, điều tra viên yêu cầu tôi viết tờ khai phạm tội đánh bạc rồi được thả về, sau khi được thả công an sẽ hủy tội danh đánh bạc cho tôi, nếu không tôi sẽ bị tạm giam thêm 4 tháng nữa. Do nôn nóng được về với gia đình nên tôi khai đại có cá độ hai trận đá gà, hai trận đá banh trong tháng 3 và 4-2012, tổng cộng 9,5 triệu đồng.

Ngày 12-12-2012, Công an tỉnh Kiên Giang thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với tôi, chuyển từ tội giết người, cướp tài sản sang tội danh đánh bạc.

Hai ngày sau có quyết định của Viện KSND tỉnh Kiên Giang và tôi được thả. Ngày 11-3-2013, Công an tỉnh Kiên Giang triệu tập tôi và đề nghị tôi làm đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự vụ đánh bạc nhưng tôi không đồng ý vì tôi không đánh bạc. Tôi làm đơn kêu oan gửi Viện kiểm sát và Công an tỉnh. Cuối tháng 3-2013, Công an tỉnh Kiên Giang trả lời đơn khiếu nại rằng việc chuyển tội danh là đúng và “tiếp tục điều tra, xử lý bị can Hiếu về hành vi đánh bạc”.

Khi tôi bị bắt oan, gia đình tôi phải “khắc phục hậu quả” cho bị hại về vật chất (20 triệu đồng), mẹ tôi suy sụp tinh thần, dù già yếu nhưng phải đến nhà bị hại làm không công một tháng trời để chuộc tội cho tôi. Vợ con tôi bị hàng xóm kỳ thị, sợ bị trả thù nên phải về Đồng Tháp lánh nạn. Con đầu tôi 5 tuổi phải dở dang việc học, còn con nhỏ 6 tháng tuổi cũng bị ảnh hưởng vì vắng bóng cha. Trước nay tôi là trụ cột nuôi sống cả gia đình, từ khi ra tù đến nay việc buôn bán của tôi phải dẹp bỏ do mất hết các mối mua hải sản. Hiện gia đình tôi rất khó khăn, nợ nần ngân hàng và bên ngoài rất nhiều, phải trả lãi hằng tháng.

Khi tôi bị bắt, một lãnh đạo cơ quan cảnh sát điều tra công an  tỉnh tuyên bố chắc nịch với mẹ tôi và xóm làng rằng “Hiếu giết người” khiến mẹ tôi chết lặng. Nhưng khi tôi được thả ra thì ngoài quyết định được thả, tôi không được cơ quan nhà nước nào đứng ra minh oan, bồi thường thiệt hại. Biết tin tôi được thả, gia đình bị hại bức xúc đòi giết tôi, khiến tôi không dám về nhà. Đến khi cơ quan điều tra dẫn Lê Thành Nam về Gành Dầu dựng lại hiện trường và Nam thừa nhận do ghét tôi nên khai tôi cùng thực hiện vụ cướp với anh ta, gia đình bị hại mới hiểu và thông cảm.

Mới đây gia đình bị hại nhận được thông báo mời dự phiên tòa xét xử Lê Thành Nam về tội giết người, cướp tài sản. Còn tôi gửi đơn khiếu nại nhiều nơi nhưng vẫn chưa tìm được công lý. Từ khi tôi được thả, điều tra viên đã nhiều lần gọi điện, gặp tôi nói tôi thông cảm cho họ về việc bắt oan sai nhưng tôi không đồng ý. Chẳng lẽ tôi không được cơ quan nhà nước chính thức công khai xin lỗi, bồi thường thiệt hại vì bị bắt oan về tội giết người? Chẳng lẽ sắp tới đây tôi lại phải mang án oan về tội đánh bạc?

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang: Không có chuyện dọa ép Hiếu nhận tội đánh bạc

Trả lời báo Tuổi Trẻ về việc tại sao bắt giam anh Hồ Hữu Hiếu về tội giết người nhưng sau đó chuyển qua khởi tố tội đánh bạc, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang cho biết: “Trong quá trình điều tra vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra ngày 25-9-2012 tại xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, bị can Lê Thành Nam khai nhận cùng Hồ Hữu Hiếu thực hiện vụ án, trong đó Nam là người khởi xướng, còn Hiếu trực tiếp thực hiện. Căn cứ kết quả điều tra vụ án cũng như trên cơ sở lời khai của Nam, cơ quan cảnh sát điều tra bắt khẩn cấp Hiếu, sau đó khởi tố và áp dụng biện pháp tạm giam để điều tra. Sau quá trình điều tra đã có đủ cơ sở, tài liệu, chứng cứ kết luận bị can Hiếu không phạm tội “giết người, cướp tài sản” mà phạm tội “đánh bạc”. Do đó, cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi khởi tố bị can và Viện KSND tỉnh phê chuẩn quyết định”.

Về câu hỏi “có hay không việc điều tra viên dọa gia hạn tạm giam để ép Hiếu nhận tội đánh bạc?”, cơ quan CSĐT cho rằng do được động viên, giáo dục nên anh Hiếu thành khẩn khai báo, tự viết hai bản tường trình về hành vi đánh bạc. Cơ quan điều tra đã làm việc với một người trực tiếp đánh bạc với Hiếu và ba người góp tiền với Hiếu để đánh bạc. Những người này đều xác nhận Hiếu có hành vi đánh bạc. Trên cơ sở đó, cơ quan điều tra đủ căn cứ khởi tố Hiếu về tội đánh bạc. Cơ quan CSĐT khẳng định: “Riêng việc Hiếu cho rằng bị điều tra viên dọa gia hạn tạm giam để ép Hiếu nhận tội đánh bạc là hoàn toàn không có cơ sở”.

N.TRIỀU

Cần đình chỉ điều tra và bồi thường thiệt hại

Việc chuyển từ tội danh giết người sang tội đánh bạc đối với anh Hồ Hữu Hiếu dễ làm người khác liên tưởng công an muốn trốn tránh trách nhiệm bồi thường oan sai nên đã cố “biên kịch” ra một tội danh khác để hợp thức hóa việc bắt giữ anh Hiếu, vì tội giết người và tội đánh bạc không có bất kỳ một mối liên hệ nào.

Việc thay đổi tội danh có thể xảy ra trong trường hợp cần xác định lại tội danh khác chính xác hơn. Ví dụ: lúc đầu khởi tố về tội “giết người” nhưng sau đó xác định lại là “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” hoặc “tội vô ý làm chết người” hay “tội cố ý gây thương tích”… Tức là giữa chúng phải có một mối liên hệ cơ bản nhất định về hành vi đã thực hiện.

Trong trường hợp anh Hiếu, thiết nghĩ cơ quan điều tra nên đình chỉ điều tra đối với tội giết người. Anh Hiếu cần phải được xem xét bồi thường thiệt hại. Sau đó, nếu có đủ bằng chứng để chứng minh anh phạm tội đánh bạc thì khởi tố tội này, chứ không được “chuyển đổi” như vậy.

Theo Công an tỉnh Kiên Giang, trong quá trình bị điều tra về tội giết người, anh Hiếu đã được vận động “khai thêm” các hành vi sai phạm khác như tội đánh bạc. Không có bất kỳ một vật chứng hoặc chứng cứ nào kèm theo.

Theo điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.

Những người được cho là có liên quan việc đánh bạc cũng đã phủ nhận lời khai. Do đó những lời khai này không thể được xem như là chứng cứ chứng minh anh Hiếu phạm tội. Do đó theo tôi, Công an tỉnh Kiên Giang chưa có đầy đủ chứng cứ để chứng minh anh Hiếu thực hiện hành vi đánh bạc.

Luật sư Trương Xuân Tám (phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

(nguồn http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/551639/toi-bi-ket-toi-giet-nguoi!.html)

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Cổ súy cho “tự xử” là triệt tiêu công lý!

Posted by drifterus on April 4, 2013

Các cơ quan chức năng đã làm rõ, trong vụ án Đoàn Văn Vươn, chính quyền đã sai trong việc thu hồi đất, thay đổi những thỏa thuận trước đó.

Cái sai thứ hai là đã phá hủy những tài sản không nằm trong phạm vi cưỡng chế.

Vụ án thu hút sự quan tâm của dư luận. Thủ tướng đã chỉ đạo và kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng tìm mọi tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo, đồng thời xử lý nghiêm những người làm sai, không né tránh, bao che.

Tuy nhiên, cần khẳng định đây là một vụ chống người thi hành công vụ nghiêm trọng, có sự bàn bạc, tính toán, có sử dụng vũ khí và vật liệu nổ. Trong quá trình chống người thi hành công vụ đó, một số người thân của bị cáo Vươn đã có hành vi kích mìn nổ, dùng súng bắn… làm bảy cán bộ trong đoàn cưỡng chế bị thương.

Cán bộ, chính quyền sai thì phải xử lý nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Đoàn Văn Vươn và những bị cáo khác không có tội, không có nghĩa phải tha bổng họ mới là công lý như một số người bày tỏ trên mạng trong những ngày qua.

Có ý kiến cho rằng các bị cáo không mong muốn hậu quả chết người xảy ra và trên thực tế cũng chưa có nạn nhân nào thiệt mạng, vì thế hành vi của họ không phải là hành vi giết người. Tuy nhiên, với tội phạm có cấu thành hình thức như tội giết người, hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc khi định tội. Việc cài kíp nổ dưới bình gas, rải rơm đã tẩm xăng quanh hiện trường, kích kíp nổ và dùng súng hoa cải bắn vào lực lượng cưỡng chế sau khi kích nổ, một người bình thường phải lường trước hậu quả xấu nhất có thể xảy ra. Và cho dù bị cáo không lường trước thì luật cũng buộc những người có năng lực hành vi bình thường phải lường trước hậu quả.

Không một quốc gia nào cho phép người dân tự mình giải quyết các mâu thuẫn với cơ quan nhà nước bằng vũ lực, xâm hại đến những lợi ích được pháp luật hình sự tuyên bố bảo vệ. Mà ở đây là trật tự quản lý xã hội và sức khỏe, sinh mạng của người thi hành công vụ.

Cho dù việc thu hồi đất là sai pháp luật thì việc lực lượng cưỡng chế thi hành một quyết định của cơ quan có thẩm quyền vẫn là người thi hành công vụ. Dùng vũ lực chống lại tức là chống người thi hành công vụ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bất kỳ ai cũng có thể chọn con đường dùng vũ lực, vũ khí chống lại lực lượng cưỡng chế khi cho rằng mình bị chính quyền xử ép? Cổ súy cho điều đó là vô hiệu hóa pháp luật, trật tự xã hội sẽ đảo lộn.

Không thể có công lý nếu mọi người bất chấp pháp luật và hành xử theo cách của mình!

(nguồn  http://phapluattp.vn/201304041231568p0c1063/co-s250y-cho-tu-xu-l224-triet-ti234u-c244ng-l253.htm)

* Chậc, bài tâm huyết, xứng đáng giải a mục xã luận vào dịp 21-6 tới. Năm nớ chính vì chuyện “tự xử” được phát động thành cả phong trào gọi là nam kỳ khởi nghĩa, đồng khởi chi chi lận mà quả nhiên tiêu mịa ló cái công lý hức hức Cần ôn cố tri tân để quang vinh muôn năm, rất đáng khen hehe Huầy nhớ ko lầm thì vụ nọc nạn tương tự, bọn lang sói pháp nó tuyên trả tự do cho kẻ đi ngược lại pháp luật mừ.  Lang sói thì bít éo gì pháp luật tối thượng. nhể? hehe

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Phở bò từ… thịt lợn sề

Posted by drifterus on April 2, 2013

Từ chỗ bị chủ nhà hàng “ép” làm phở bò giả, nhiều đầu bếp đã trở thành kỳ cựu, với rất nhiều chiêu trò chế biến, phù phép thịt lợn sề thành thịt bò…

Các tin liên quan
Quán phở Hà Nam thu lãi “khủng” từ thịt lợn sề?

Cỗ máy “chém” người

Một đầu bếp trong quán phở bò ở Hà Nam khi được hỏi về chiêu trò chế biến giả sề thành bò đã thừa nhận có chuyện nhà hàng lừa đảo khách như vậy nhưng kiên quyết không tiết lộ “bí quyết” làm nghề vì: “Nói ra là giết nghề, tôi không muốn…”.

Trong khi đó, một đầu bếp khác từng lăn lộn khắp Nam Bắc bằng nghề làm cơm, làm phở từ khi tuổi còn nhỏ, nay đã bỏ nghề mạnh dạn khẳng định: Làm phở bò giả bằng thịt lợn sề là trò lừa đảo trắng trợn, bẩn thỉu nhất.

Bát “phở bò” với những miếng thịt lợn sề.

Không chịu được những áp lực trong nghề, và bản thân cũng từng hứng chịu hậu quả của món thịt lợn chết trong nhà bếp quán phở nơi mình phục vụ, đầu bếp này đã nghỉ việc, tìm nghề khác để kiếm sống. Dù chật vật hơn nhưng anh chấp nhận để lương tâm được thanh thản.

“Thật ra phở “lợn sề” mới chỉ xuất hiện khoảng 1- 2 năm gần đây, do các chủ quán “thông minh đột xuất” nghĩ ra ra khi làm nghề. Tôi chỉ là thằng làm thuê, chủ bảo gì thì phải làm thế. Lúc mới đầu, thằng nào cũng làu bàu khó chịu. Nói chân tình, không ai muốn làm cả, nhưng không làm thì mất miếng cơm manh áo. Còn làm cái này cho người ta ăn thì mình mang tội, mình là cái máy chém người cho chúng nó. Thỉnh thoảng, anh em cùng nghề vẫn bảo nhau như thế…” – anh tâm sự.

Như vậy, mỗi đầu bếp một khi đã chấp nhận làm theo chỉ đạo của chủ quán, thì chẳng cần ai dạy, tự khắc phải tìm ra những mẹo chế biến thật tinh vi, phù phép cho thịt lợn sề thành thịt bò.

“Mỗi người phải tự học cách pha chế bằng mẹo riêng, càng giống càng tốt, càng được việc…” – anh người đàn ông nhỏ bé, ngoài 30 trầm ngâm nói.

Về phần mình, những “chiêu” anh Tĩnh hay dùng: “Một là dùng máu (tiết) bò trộn vào thịt lợn khi ướp để có mùi gây. Hai là dùng viên gia vị bò giá rẻ, mua đầy ngoài chợ, mỗi viên cho vài chảo thịt 5 – 7 cân là được như ý. Cách thứ ba là “võ” lấy xương bò tươi nguyên đập làm đôi, cho vào trần cùng với thịt. Trong quá trình trần, nước từ tủy, xương bò sẽ ngấm vào thịt, tạo mùi bò đặc trưng… Do thịt lợn sề thớ cũng to, dai, sẫm màu nên khéo chế biến, gia giảm, thêm ít gừng tươi vào nữa là vô tư lừa khách. Chỉ những người thật tinh mới để ý, mới biết được”.

Có một thời gian dài nấu bếp ở quán phở thuộc loại “kếch xù” nhất khu vực Phố Cà – Cầu Khuất, anh Tĩnh cho hay, trung bình một quán lớn như vậy cũng bán được 300 – 500 bát phở mỗi ngày: “Có khi cao điểm mùa du lịch, quán bán ra 700 – 800 thậm chí nghìn bát là bình thường. Nhà hàng thu cả chục triệu đồng lãi do làm ăn bất chính. Từ Cầu Khuất đổ về Ninh Bình, và từ phố Cà đổ về Hà Nam, chắc chắn còn nhiều quán làm ăn thu lời kiểu đó”.

Đầu bếp cũng gặp họa vì ăn phải thịt lợn tiêm

Chia sẻ về lý do bỏ nghề, anh Tĩnh thật thà bảo, anh nghỉ việc một phần vì áp lực công việc quá cao, phần vì bức xúc, sợ hãi, cắn rứt lương tâm do phải làm gian dối. Bản thân anh cũng từng gặp họa vì sơ sểnh, ăn dính thịt lợn bệnh trong quá trình làm đầu bếp tại quán phở.

“Nói thật, hôm ấy vì không biết nên anh em chúng tôi mới gặp vạ. Thịt, ống lợn mua về, bóc thịt ra, còn lại ít xương ống cả bọn người làm rủ nhau luộc lên rồi ngồi đánh chén với nhau. Lúc ăn tôi đã nghi nghi vì thấy thịt có mùi lạ, nhưng chủ quan quá. Ngờ đâu, độ 1h trưa ăn thì đến 4h chiều phải về nhà đắp chăn vì sốt. Mà sốt cao 39 độ suốt 4 ngày trời. Không riêng tôi, mà tất cả những ai ăn buổi hôm ấy đều “dính”. Lúc đó mới biết mình ăn phải lợn tiêm, chỉ có giống lợn bị tiêm kháng sinh liều cao, người ăn vào mới sốt, choáng váng nặng như thế”.

Cận cảnh đầu bếp “biến hóa” thịt lợn thành thịt bò.

Ngoài vụ ốm nguy kịch này, anh cũng không ít lần bị khách hàng phát giác, “chỉ mặt mình nói thẳng”.

“Nhưng khách như thế rất ít, cả tháng có khi chỉ gặp 1 – 2 lần. Người tinh họ biết ngay. Có khi gặp phải tay đầu bếp như mình, người ta sổ toẹt: “Mày pha thịt lợn vớ vẩn cho tao ăn!”, rồi đứng dậy trả tiền, không thèm nói thêm. Có bà cụ người Hà Nội, thoáng qua là biết, gọi ra nói khẽ…

Cũng có người biết nhưng hoặc là chấp nhận, cho qua chuyện, hoặc là phản ứng yếu ớt, chủ quán ngọt nhạt vài câu nói tránh đi là xong. Còn với khách ghê gớm, thì dù có cự cãi cũng chẳng ăn thua, chắc chắn chịu thiệt với chủ quán vì một khi làm nghề này, cũng toàn dân có máu mặt” – anh nói.

Anh tâm sự: “Những lúc bị phát giác như vậy, tôi cũng muối mặt, bẽ bàng lắm chứ, nhưng chẳng biết làm sao được…”.

Bạn bè đồng nghiệp với anh Tĩnh cũng nhiều người, do không chịu được làm “máy chém” cho bọn chủ quán bất lương, đã buộc phải bỏ nghề, tha hương đi chỗ khác làm ăn. Nghề đầu bếp đã vất vả, muốn làm ăn thật thà cũng không đơn giản.

(nguồn http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/114444/co-may–chem-nguoi–qua-tu-thu-kinh-hoang-cua-dau-bep.html)

 

“Thịt lợn sề có đủ kiểu lừa: Sề giả bò, sề giả trâu, giả dê… Khách muốn ăn 3 lạng thịt dê thì chỉ có 1 lạng dê, còn 2 lạng thịt lợn… Mùi của 1 lạng dê sẽ đánh đổ được mùi bò, cộng với hành, ngổ, gia vị cho vào vào với hai, ba chén rượu phê phê, đến cả thánh cũng không phân biệt được” – lời cựu đầu bếp từng kinh qua nhiều hàng quán “lừa đảo” trên quốc lộ 1A.

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »

Trung úy công an làm tiền người chở thuê

Posted by drifterus on February 4, 2013

Nửa đêm bắt xe ba bánh giữ giấy tờ, hù dọa mức phạt cao, sau đó đòi chủ xe ra quán cà phê chung chi tiền. Nhận đủ tiền, viên trung úy công an dẫn chủ xe ba bánh về biệt thự của mình để… trả giấy tờ.

Chặn xe lúc rạng sáng

Rồi, kiếm 1 triệu nữa đi, tao giảm cho mày triệu đấy, tao chích sang cái xe khác, không thì phải chịu thôi chứ biết làm sao
Trung úy Lê Thanh Nghị

Khoảng 1 giờ sáng 14.1, anh Nguyễn Đức Toàn (38 tuổi, làm nghề lái xe ba bánh chở thuê, hiện đang ở trọ thuộc P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM) điều khiển xe ba bánh chở hàng thuê từ chợ đầu mối Thủ Đức đi giao cho khách hàng, khi đi tới ngã tư Bình Phước đã bị hai cảnh sát cơ động (CSCĐ) chặn lại và một trung úy công an P.Hiệp Bình Phước tên Lê Thanh Nghị kiểm tra và thu giữ giấy tờ gồm đăng ký xe ba bánh, CMND, giấy phép lái xe và bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nhưng không lập biên bản. Sau khi cầm toàn bộ giấy tờ của anh Toàn, trung úy Nghị yêu cầu anh Toàn có 5 triệu đồng thì ra quán cà phê Nhà Xưa (P.Hiệp Bình Phước) để nhận lại giấy tờ. Cả tuần chạy vay mượn khắp nơi anh Toàn cũng chỉ mượn được 2 triệu đồng, ông  Nghị đồng ý và hẹn anh Toàn trưa 19.1 ra quán cà phê Nhà Xưa đưa tiền để nhận giấy tờ.

Đúng hẹn, ông Nghị chạy xe Honda vào quán. Vừa ngồi xuống bàn, anh Toàn năn nỉ “cho em xin lại hai trăm đi xếp”. “Đã nói là không có được, mấy thằng kia đi đông, tôi nói với nó một lời chứ đâu nói nhiều được” – trung úy Nghị cương quyết. Biết không thể xin được nên vừa lấy tiền ra đưa cho ông Nghị anh Toàn vừa than thở. Sau khi đếm đủ hai triệu, ông Nghị đưa lại cho anh Toàn một tờ 100.000 đồng, nói: “Thôi cầm lấy 100 đi, lát về nói tụi nó là uống cà phê  rồi”. Ông Nghị nói tiếp: “Uống cà phê đi rồi chạy theo tôi đi lấy giấy tờ”.

Đợi anh Toàn trả tiền cà phê xong, ông Nghị dẫn anh về nhà mình là căn biệt thự trên đường 18, khu phố 4, P.Linh Đông, Q.Thủ Đức. Anh Toàn đứng ngoài cổng đợi. Khoảng 5 phút sau, ông Nghị cầm đủ giấy tờ đã thu giữ vào rạng sáng 14.1 trả lại cho anh Toàn.

“Làm tiền” cả người chở thuê

“Làm tiền” cả người chở thuê

“Làm tiền” cả người chở thuê

“Làm tiền” cả người chở thuê

“Thấy xe ba gác nghèo nên lách luật cho”

Anh Toàn không là trường hợp duy nhất mà trung úy Nghị giữ giấy tờ sau đó ép phải chung chi. Khoảng 3 giờ 15 phút sáng 20.1, anh Đoàn Văn Trắng (42 tuổi, hiện đang thuê nhà ở khu phố 2, P.Hiệp Bình Phước) điều khiển xe ba bánh đến ngã tư Bình Phước cũng bị hai CSCĐ yêu cầu dừng xe để ông Nghị kiểm tra giấy tờ. Do anh Trắng không có giấy phép lái xe nên ông Nghị lập biên bản tạm giữ đăng ký xe và CMND, yêu cầu ngày 22.1 phải nộp phạt 5 triệu đồng thì sẽ trả lại giấy tờ. Sau khi giữ giấy tờ của anh Trắng, ông Nghị cho luôn số điện thoại của mình và dặn “có gì cứ điện thoại cho tôi”. Đến ngày hẹn lên làm việc, anh Trắng chỉ mượn được 3 triệu đồng nên điện thoại cho trung úy Nghị hỏi mức phạt không có giấy phép lái xe là bao nhiêu, thì được trả lời “mức phạt là 5 triệu đồng”. “Em khổ lắm, anh cho em xin bớt được không” – anh Trắng nài nỉ. “Không được, quy định của pháp luật phạt đâu phải mua bán đâu mà nói giá chú, không bằng lái phạt từ 4 đến 6 triệu, là phạt 5 triệu, chú cứ đi hỏi đi sau đó điện cho anh, hôm đó nói chú rồi, lập biên bản rồi là căng lắm, nếu không lập biên bản thì sao cũng được” – ông Nghị giải thích.

Thượng tá Nguyễn Hữu Toàn (Trưởng công an Q.Thủ Đức) cho biết: “Ngay sau khi thẩm tra chứng cứ của PV cung cấp, ông đã ký quyết định đình chỉ công tác trung úy Nghị ngay trong ngày. Ngày 31.1 ông đã báo cáo toàn bộ vụ việc đến Công an TP.HCM. Quan điểm của BCH Công an quận sẽ xử lý nghiêm theo quy định của ngành, của pháp luật”. Còn trung tá Biên thì cho biết, ông đã chỉ đạo đích thân phó công an phường đến phòng trọ để lấy lời khai của anh Toàn và anh Trắng ngay trong đêm 30.1.

Anh Trắng năn nỉ tiếp: “Anh cho em đi, em hỏi mượn nhiều quá họ không đưa, hôm nay là ngày anh hẹn mà em không có đủ”. Ông Nghị hỏi lại: “Mày có mấy triệu rồi?”. Anh Trắng nói mới có 3 triệu đồng, thì trung úy Nghị ra chiều thông cảm: “Rồi, kiếm 1 triệu nữa đi, tao giảm cho mày triệu đấy, tao chích sang cái xe khác, không thì phải chịu thôi chứ biết làm sao, nếu được điện cho anh liền, không anh đi công tác mất đấy”. Anh Trắng tiếp tục năn nỉ thêm: “Anh bớt cho em 1 triệu nữa đi là còn 3 triệu, em khổ lắm mới đi làm chuyện này”. “Không, không được, vì xe ba gác nghèo tao mới lách, còn ô tô tao khỏi lách luôn, đúng luật mà làm, mày mà nói thêm câu nữa tao khỏi lách luôn…” – ông Nghị cương quyết.

Năn nỉ hết cách nhưng không được, anh Trắng đành chạy khắp nơi, rồi cũng mượn đủ 4 triệu đồng; điện thoại cho ông Nghị thì được hẹn ra quán Nhà Xưa để lấy giấy tờ. Tại đây ông Nghị đếm đủ 4 triệu đồng, cho tiền vào túi quần xong mới lấy giấy tờ ra trả cho anh Trắng.

Hoàn toàn sai

Làm việc với chúng tôi, trung tá Nguyễn Văn Biên, Trưởng công an P.Hiệp Bình Phước cho biết, hằng đêm có 6 CSCĐ phối hợp với công an phường tuần tra trên địa bàn phường để trấn áp tội phạm và xử lý những dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật. “Việc trung úy Nghị bắt xe ba bánh đang lưu thông là hoàn toàn sai. Để CSCĐ ra đường dừng phương tiện đang lưu thông lại càng sai. Còn hành vi không có giấy phép lái xe mức phạt là 1 triệu đồng, làm gì có mức phạt từ 4 đến 6 triệu đồng. Từ rất lâu rồi tôi không ký các quyết định xử phạt liên quan đến xe ba bánh, vì vậy tôi sẽ cho kiểm tra toàn bộ những quyển biên bản xử phạt vi phạm hành chính của công an phường để có cơ sở xử lý” – trung tá Biên khẳng định.

Cũng theo trung tá Biên, năm 2011 khi còn làm CSKV trung úy Nghị đã bị kỷ luật khiển trách vì có dấu hiệu nhũng nhiễu người dân, sau đó được điều chuyển về công tác ở Tổ Phòng chống tội phạm của Công an phường. Còn trung tá Huỳnh Kim Thanh (Trung đoàn trưởng Trung đoàn CSCĐ, Công an TP.HCM) thì bức xúc: “Công an phường để CSCĐ thổi phạt vi phạm giao thông là hoàn toàn sai. Khi CSCĐ phối hợp với công an phường thì công an phường chịu trách nhiệm chính. Lần nào họp tôi cũng nhắc nhở, vậy mà vẫn để anh em CSCĐ vi phạm”.

Trong một diễn biến khác, ngay sau khi PV Thanh Niên thông báo vụ việc đến Ban Chỉ huy Công an P.Hiệp Bình Phước, thì ngay sau đó trung úy Nghị tìm tới phòng trọ của anh Toàn, anh Trắng xin lỗi và trả lại 6 triệu đồng cho hai anh (anh Toàn 2 triệu, anh Trắng 4 triệu), đồng thời xin hai anh làm đơn bãi nại nhưng cả hai anh đều không đồng ý.

(nguồn http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130204/lam-tien-ca-nguoi-cho-thue.aspx)

Posted in Uncategorized | Leave a Comment »